|
0

Kỹ thuật xây nhà yến mới nhất 2022 mang lại hiệu quả cao

Đăng bởi: Yến sào Linh Lucky ngày 26/04/2022
Nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng cho thị trường người tiêu dùng, nghề nuôi chim yến hiện nay đang ngày càng phổ biến và phát triển nhiều ở các hộ gia đình riêng lẻ. Chính vì thế, kỹ thuật xây nhà yến mới nhất là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo được những điều kiện sống phù phù hợp với loài chim này.

Tìm hiểu các kỹ thuật xây nhà yến mới nhất năm 2022

Chim yến vốn là loài chim hoang dã nên khi muốn nuôi trong nhà các bạn cần phải xây dựng nơi ở cho chúng đảm bảo các điều kiện như: diện tích, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…  Vậy làm sao để thiết kế một ngôi nhà đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho chim yến trú ngụ và phát triển?

Xây nhà cho chim yến là bước đầu quan trọng nhất của việc nuôi chim lấy tổ

Xây nhà cho chim yến là bước đầu quan trọng nhất của việc nuôi chim lấy tổ

Xây tường cho nhà nuôi yến

Kỹ thuật xây nhà yến mới nhất nằm ở phần tường nhà có kiểu xây giống với nhà ở hiện đại. Các bạn nên tham khảo cách xây nhà nuôi yến theo dạng khối hình ống hay khối hình chữ nhật kết hợp bề ngang rộng với đầy đủ các chi tiết như mái nhà và các cửa xung quanh. 

Tường lớn của nhà nuôi yến phải có độ cao từ 5,5 đến 6 mét, nếu càng cao chim yến sẽ sống càng tốt vì phần tường sẽ giúp điều hòa không khí, độ ẩm và nhiệt độ ổn hơn. Nếu xây nhà yến ở các vùng có nhiệt độ cao hơn 27 độ C thì phần tường nên xây cao từ 3 đến 4.5 mét, ở vùng lạnh thì khoảng 2 đến 3 mét.

Xây dựng tường nhà yến bằng cát, vôi, xi măng là tốt nhất với bề dày từ 20 - 25cm. Nếu xây nhà yến ở vùng nóng thì bạn có thể xây 2 lớp gạch và cách nhau một khoảng không 5cm nhằm giúp hạ bớt nhiệt độ xuống.

Kỹ thuật xây nhà yến mới nhất cũng góp phần mang lại lợi nhuận giá trị rất cao trong nghề nuôi chim yến

Kỹ thuật xây nhà yến mới nhất cũng góp phần mang lại lợi nhuận giá trị rất cao trong nghề nuôi chim yến

Kích thước xây nhà nuôi yến 

Loài yến có đặc tính ưa làm tổ trong các hang động lớn. Vì thế, để xây nhà nuôi chim yến vừa tiết kiệm chi phí lại vừa hiệu quả cao thì nên chọn xây kích thước phù hợp từ 10 đến 15 mét hay 10 đến 20 mét cùng với mặt bằng là 150 đến 200m là chuẩn. 

Nếu sử dụng đất xây nhà nuôi yến có diện tích hẹp 4 x 16m, 4 x 20m, bạn cần chia ra 4 – 5 phòng có kích thước 4 x 4m. Kỹ thuật xây nhà yến mới nhất được phổ biến ở kích thước 5 – 6m x 20, chia làm 3 tầng kết hợp cách đi loa trong nhà sẽ giúp hiệu quả về âm thanh tốt hơn.

Lợp mái nhà nuôi chim yến

Các vật liệu như tôn lạnh, góc nghiêng vùng nóng đặt tối thiểu ở 45 độ, còn vùng lạnh nên nhỏ hơn 30 độ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu là nhà nuôi yến cấp 4 ở nơi quá nóng, bạn nên lợp mái cách trần nhà tầm 0,5 – 0,8m để giảm nhiệt độ.

Cần chú trọng tỉ mỉ từng khâu trong việc xây dựng nhà nuôi chim yến

Cần chú trọng tỉ mỉ từng khâu trong việc xây dựng nhà nuôi chim yến

Thiết kế lỗ thông tầng trong kỹ thuật xây nhà yến mới nhất

Khi xây nhà nuôi yến, bạn cần phải thiết kế một khoảng trống để làm lỗ thông tầng theo hình chữ T hoặc chữ L với bề ngang từ 3 – 4m từ trên xuống dưới. Điều này khá giống với các khe sâu trong hang đá tự nhiên, giúp thuận tiện cho việc lắp loa dẫn để yến có thể bay lượn giữa các tầng theo âm thanh thoải mái nhất.

Xem thêm: 

Tỉ lệ thành công nuôi yến quyết định từ những yếu tố nào?

Các khoản vốn đầu tư cho chi phí xây nhà yến 2 tầng

Cách lắp và bố trí xà gỗ cho nhà nuôi yến

Đối với kỹ thuật xây nhà yến mới nhất, bạn nên lắp xà gỗ theo luồng ngang cách khoảng 30cm thành từng ô với dạng hình chữ nhật kích thước từ 30 – 40cm x 100cm. Xà gỗ được kẻ ô khuôn bằng cách sử dụng thêm các xà dọc. Tầng gỗ phải chắc chắn để chim làm tổ trong thời gian dài với số lượng nhiều.

Ở bước này, người nuôi chim yến có thể dùng xà gỗ gắn trực tiếp lên các khối bê tông có kích thước bề dày 1,5 – 2cm, rộng 15 – 20cm. Các xà gỗ sẽ khác nhau ở vùng nóng rộng 15cm dày 1,5cm, vùng lạnh rộng 29cm dày 2cm. Các bạn có thể lắp thêm các tấm chắn góc có mùi hấp dẫn chim yến tại các xà gỗ để chim làm tổ trong cách xây nhà nuôi yến này.

Đặc biệt, khi xây nhà nuôi yến với chi phí thấp nếu không thể sử dụng được xà gỗ thì có thể chọn các loại gỗ khác để thay thế. Tốt nhất nên chọn các loại gỗ không có mùi hay các loại gỗ có đặc tính xốp và nhẹ để dùng cho nhà nuôi yến lắp đặt sử dụng, vì loài yến rất ghét mùi lạ cũng như các loại gỗ cứng trong quá trình làm tổ và sinh sống của chúng.

Bạn nên chú trọng về cường độ âm thành cũng như kỹ thuật nuôi yến lấy tổ để có thể chọn lựa các thiết bị tốt nhất. Để tiết kiệm chi phí trong kỹ thuật xây nhà yến mới nhất, các bạn có thể chọn loại gỗ bạch tùng sẽ đảm bảo tốt hơn về mặt chi phí đầu tư.

Khi xây nhà nuôi yến nên tham khảo ý kiến từ các kỹ sư có kinh nghiệm và kiến thức trong nghề

Khi xây nhà nuôi yến nên tham khảo ý kiến từ các kỹ sư có kinh nghiệm và kiến thức trong nghề

Hy vọng, với những thông tin mà Yến Sào Linh Lucky đã cung cấp qua bài viết trên sẽ mang đến những kiến thức đầy đủ cho các bạn về những kỹ thuật xây nhà yến mới nhất. Chúc các bạn xây dựng và nuôi chim yến thành công.

icon messenger icon zalo icon phone
ajax-loader